Về Quảng Nôm nhớ thưởng thức món Gỏi Tà Vạt
Cây tà vạt giống như cây dừa, người Kinh đặt tên là “dừa núi” hay còn gọi là cây đoác. Tên khoa học là Arrenga sacchariferasp, là loại cây thân to, lá thưa, rễ chùm và sống ở gần khe, hố. Lá cây tà vạt còn dùng để lợp nhà, lợp chuồng gia súc... Cái đặc sắc thứ nhất của cây là làm rượu tà vạt. Người Cơtu gọi là buốh tavak (rượu tà vạt). Chỉ cần cho chất dịch từ buồng trái của cây tà vạt lên men với vỏ cây chuồn (apăng) thì sẽ được loại rượu rất thơm ngon. Rượu có vị ngọt, đắng nhẹ, khay khay… làm tê tê đầu lưỡi như “nhấp” sâm banh. Cái đặc sắc thứ hai là phần cổ hũ (đọt non) của cây tà vạt, người Cơtu gọi là “lam tavak”. Người ta chọn những cây tà vạt mọc dày, không phát triển được, chặt lấy đọt, bóc ra lấy phần lõi non của cây. Cổ hũ tà vạt dùng để nướng, chiên, xào, làm gỏi hoặc nấu, kho với các loại thịt rừng hoặc tôm, cá rất thơm ngon. Trong mâm cơm cúng Yàng và các vị thần linh trong lễ ăn mừng lúa mới của người Cơtu ở Tây Giang thường...